Khái niệm in ống đồng

In ống đồng là gì ? và quy trình in ống đồng như thế nào? Có lẽ khiến rất nhiều bạn không làm về lĩnh vực in ấn thắc mắc vì chưa bao giờ nghe hoặc còn rất lạ lẫm về kỹ thuật in này. Nằm trong lĩnh vực in ấn, in ống đồng khá phổ biến trong quá trình sản xuất bao bì vì thế nó giữ vai trò quan trọng trong nhiều doanh nghiệp hiện nay.

 

 

IN ỐNG ĐỒNG LÀ GÌ ?

    In ống đồng hay còn gọi là in lõm là kỹ thuật in ấn sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 100 microns, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in và hầu hết in ống đồng được in chủ yếu ở dạng cuộn.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA IN ỐNG ĐỒNG:

    In ống đồng được hoạt động dựa trên nguyên lý in lõm, các là phần tử in được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in mực được cấp lên bề mặt khuôn in rồi tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, tiếp theo sẽ có một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực sạch mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in lúc này chỉ còn lại mực ở các chỗ lõm của phần tử in. Cuối cùng các áp lực khi in sẽ làm cho mực trong các chỗ lõm truyền sang bề mặt vật liệu, mỗi đơn vị in xong đều có một đơn vị sấy vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp chỉ khoảng 0,1 Pa.s nhằm giúp mực khô nhanh hơn và chất lượng in tốt hơn.

  In ống đồng được ứng dụng trong ngành in bao bì như bao đựng xà phòng, bánh kẹo, túi đựng trà, túi đựng cafe, bao bì đựng thực phẩm… tất cả đều được in bằng phương pháp in ống đồng. In ống đồng áp dụng được trên rất nhiều các chất liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẻo, kim loại mỏng, PE, OPP, MPET, PET… với nhiều loại bao bì đòi hỏi chúng ta phải in rồi ghép lại với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh kỹ thuật in này được gọi là in ống đồng màng ghép.

 

in ống đồng là gì

QUÁ TRÌNH IN:

   Mực lỏng được cấp thường trực trên bề mặt khuân in, mực sẽ tràn vào chỗ trống của khuân in, còn phần nhô lên cao xẽ được dao gạt mục gạt xuống khay chứa mực,

chỉ còn phần tử lõm giữ mực ở lại và trong quá trình in mực trong các chõ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu cần in, mực in có độ nhớt thấp khoảng  0,1 pa, sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy.

 

Công nghệ cấu tạo in ống đồng

 

In ống đồng được xem là phương pháp in chính, thiết kế trục in được mà một lớp đồng dày khoảng 100 microns đây là lớp nhận diện hình ảnh. Các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in nên người ta thường gọi là in lõm. Trước khi in, toàn bộ trục in được nhúng vào máng mực. Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chỉ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu. Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp (khoảng 0,1 Pa.s), nên sau mỗi đơn vị in đều có đơn vị sấy

Đây là một trong các phương pháp in chính, được gọi là in ống đồng vì trục in được mạ một lớp đồng dày khoảng 100 microns, là lớp nhận hình ảnh. Nó còn được gọi là in lõm vì các phần tử in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in.

Để tái tạo tầng thứ, các lỗ trên trục có các dạng sau: Độ sâu lỗ thay đổi nhưng diện tích lỗ không đổi (phương pháp ăn mòn hoá học), độ sâu và diện tích lỗ đều thay đổi (khắc điện tử) – phương pháp này cho phép phục chế hình ảnh chất lượng rất cao.

Khả năng phục chế ở phương pháp in ống đồng lớn hơn, có độ chính xác cao hơn so với phương pháp in typo và offset.

Độ bền của trục in lớn (nếu bảo quản tốt có thể sử dụng để in tái bản), giá thành của trục in cao vì thế nó đòi hỏi phải có số lượng in rất lớn (từ 500.000 vòng tua trở lên). Với các máy in ống đồng hiện đại, tốc độ in đạt trên 200m/phút.

In ống đồng chủ yếu in dạng cuộn, có thể in trên các vật liệu khác nhau như giấy, màng nhựa dẽo, màng kim loại….

truc-in-ong-dong

Trục in (khuôn in) ống đồng

Hình vẽ mô tả cấu tạo 1 cụm in của máy in ống đồng (impression cylinder: trục ép in, stock: vật liệu, printing cylinder: trục in (khuôn in), ink fountain: bể chứa mực hay máng mực)

Nguyên lý in trục đồng

                                                   TRỤC IN +  LO IN

 

 

0908 665 008
0982 579 739
0983 900 877